Hướng Dẫn Sử Dụng Bộ Điều Khiển Máy Phát Điện Comap MRS 16 chi tiết , các tính năng của bộ điều khiển ComAp MRS16 các thao tác vận hành máy phát điện , cung cấp màn hình Comap MRS16 nhập khẩu giá rẻ uy tín.

I : HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH

A: GIỚI THIỆU BỘ ĐIỀU KHIỂN COMAP 16

hướng dẫn sử dụng màn hình comap mrs16

  • Số 1 :  Màn hình hiển thị các thông số của máy phát
  • Số 2 : Nút này dùng để chon chức năng từ OFF ► MAN ► AUT
  • Số 3 :  Nút này có chức năng ngược lại với nút số 4 OFF ◄ MAN ◄ AUT
  • Số 4 : Nút Start dùng để khởi động máy phát điện khi vận hành ở chế độ nhân công MAN .
  • Số 5  :  Nút Stop dùng để tắt máy
  • Số 6  : Nút Fault reset dùng để reset lỗi cho bộ điều khiển sau khi đã sửa lỗi
  • Số 7 : Đèn led hiển thị máy phát đang cấp nguồn cho phụ tải.màu xanh
  • Số 8 : Nút Horn reset dùng để ngắt còi báo động khi máy bị lỗi.
  • Số 9 : Nút chức năng dùng cho cài đặt
  • Số 10 : Nút chức năng dùng cho cài đặt 
  • Số 11: Nút lựa chọn xem các thông số trên màn hình

Các thông số hiển thị của bộ COMAP

  • Hiển thị điên áp các pha L1, L2, L3  (220V, 380V)
  • Hiển thị dòng điện các pha ( A)
  • Hiển thị điện áp bình accu
  • Hiển thị công suất các pha (KW)
  • Hiển thị tốc độ động cơ
  • Hiển thị tần số
  • Hiển thị áp lực nhớt bôi trơn
  • Hiển thị nhiệt độ nước làm mát động cơ
  • Hiển thị các cảnh báo, báo lỗi…
  • Hiển thị số giờ chạy máy
  • Hiển thị lịch sử vận hành máy
  • Hiển thị thời hạn đến thời gian bảo trì của lần tiếp theo…

B : VẬN HÀNH

Hướng Dẫn vận Hành

Vận hành ở chế độ tự động (Kết hợp với tủ ATS)

  • Chìa khóa (mở nguồn) ON, bộ điều khiển chọn chế độ AUTO, các CB (cầu dao) trên máy đều ON.
  • Máy sẽ tự khởi động và cấp nguồn cho phụ tải khi :Mất điện lưới, điện lưới mất pha, điện áp lưới thấp, điện áp lưới cao.
  • Máy sẽ tự động dừng và đóng điện lưới cho phụ tải khi có điện lưới, hoặc điện lưới ổn định trở lại.
    • Khởi động: Chìa khóa (mở nguồn ) ON, chọn chế độ MAN, nhấn nút khởi động STAR màu xanh) cho động cơ chạy .
    • Khi máy chạy: kiểm tra các thông số trên màn hình LCD bằng các bấm nút cuộn,

kiểm tra các thông số như: Điện áp (220/380V ±1%), Tần số (50Hz ±3), Áp lực nhớt (25psi - 45psi)…

    • Bật CB(cầu dao) ON để đóng tải vào máy.
    • Đóng cầu dao của nơi sử dụng sang nguồn máy phát (nếu có), kiểm tra cường độ dòng điện của từng pha trên màn hình LCD.
    • Cắt tải và tắt máy phát: Bật CB máy sang OFF, để máy chạy không tải thêm 3-5 phút, tắt máy phát bằng cách nhấn nút STOP (màu đỏ).
  1. : HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ
      1. : KIỂM TRA TRƯỚC KHI VẬN HÀNH MÁY
    • Việc kiểm tra phải được thực hiện trước mỗi lần chạy máy và định kỳ ( tối thiểu 1 lần/tuần) nếu hệ thống không được trang bị tủ ATS
  • Trước khi khởi động máy cần chú ý tắt tải hệ thống, sau đó kiểm tra theo các mục dưới

đây mới khởi động và đóng tải từ từ sao cho tương ứng và phù hợp với công suất của máy phát điện.

  • Mực nhớt bôi trơn: mực nhớt bôi trơn phải trong khoảng giữa hai vạch trên cây thăm nhớt (gần mức H).
  • Mực nhiên liệu: phải bảo đảm nhiên liệu đủ dùng trong ngày ( 8 giờ). Nhiên liệu là loại dầu Diesel.
  • Accu: kiểm tra nối dây và mực nước điện giải trong bình ở vị trí chính giữa vạch của bình.
  • Hệ thống khí xả: Miệng ống xả phải sạch sẽ, bộ giảm âm, các ống nối phải được gắn chặt và còn tốt.
  • Dây cu-roa : dây curoa quạt nước, bơm nước, motơ sạc bình phải đủ sức căng và không có dấu hiệu rạn nứt.
  • Hệ thống điện: phải chắc chắn rằng phụ tải phải được cắt khỏi máy khi máy không hoạt động.
  • Mực nước làm nguội: duy trì mực nước làm nguội trong két nước cách miệng châm nước từ 10mm tới 20mm.
  • Bộ lọc không khí: phải sạch sẽ và lắp đặt đúng vị trí để ngăn ngừa không cho không khí bẩn lọt vào động cơ.
  • Khu vực làm việc: không được để dụng cụ, phụ tùng, giẻ lau máy hoặc bất cứ vật gì ở trên máy, xung quanh máy để bảo đảm cho máy hoạt động tốt và an toàn. Không để vật, hóa chất dễ cháy trong vỏ cách âm máy phát, gần máy phát điện.
  • Kiểm tra tổng quát hệ thống tủ phân phối cũng như tòan bộ phòng máy để kịp thời phát hiện những sự cố, tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc.
    1. BẢ0 DƯỠNG ĐỊNH KỲ MÁY PHÁT ĐIỆN
  • Cứ mỗi khoảng 10 ngày cho khởi động máy chạy không tải trong vòng 05-15 phút để kiểm tra các thông số của máy và bảo đảm máy hoạt động tốt khi có sự cố mất điện.
  • Sau 50 giờ vận hành đầu tiên hoặc 3 tháng ở chế độ dự phòng : Thay nhớt máy và lọc nhớt (với máy mới để làm sạch mạt kim loại khi máy chạy Ro-đai) ( Loại nhớt sử dụng là loại có độ nhớt theo tiêu chuẩn API-CP 15W-40 )
  • Định kỳ sau mỗi 250 giờ hoạt động hoặc 6 tháng: Thay lọc nhớt, nhớt máy, lọc nhiên liệu, vệ sinh lọc gió tùy theo điều kiện nào đến trước.
  • Định kỳ sau mỗi 500 giờ hoạt động hoặc 12 tháng : Thay lọc nhớt, nhớt máy, lọc nhiên liệu và lọc gió, xúc két nước và châm nước xanh giải nhiệt máy tùy theo điều kiện nào đến trước. 
  • Khi máy có sự cố liên lạc ngay với Bộ phận kỹ thuật để được hướng dẫn phương pháp khắc phục. Sau khi khắc phục xong sự cố, chuyển công tắc điều khiển máy về vị trí OFF và nhấn nút RESET để máy ở chế độ sẵn sàng hoạt động.
  • Lưu ý : Việc thay thế bảo dưỡng máy phải được thực đúng cách và đúng thời điểm bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn cho người bảo dưỡng và máy phát điện.

3 :KIỂM TRA BẢO TRÌ PHÒNG NGỪA

HỆ THỐNG BÔI TRƠN

  • Kiểm tra rò rỉ – mực nhớt – áp lực nhớt.
  • Bôi trơn cánh tay trục quay quạt – gối đỡ trước động cơ.
  • Thay lọc chảy tràn – lọc bypass – nhớt động cơ.
  • Kiểm tra rò rỉ – trở lực lọc khí  – ống và khớp nối.
  • Kiểm tra đồng hồ báo trở lực – Xả cặn bầu khí.
  • Làm sạch hay thay thế lọc gió nếu cần.
  • Làm sạch Crankcase Breather – Oil Change Air Cleaner Element.

HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU

  • Kiểm tra rò rỉ – mực nhiên liệu – Ống và khớp nối – áp lực nhiên liệu.
  • Xả cặn và thay lọc nhiên liệu nếu cần .
  • Lau chùi & cân chỉnh kim phun và bơm nhiên liệu.
  • HỆ THỐNG XẢ
  • Kiểm tra rò rỉ – trở lực khí xả.
  • Xiết chặt ốc Exhaust Manifold – ốc Turbocharger
  • Kiểm tra dao động – đế máy – phòng máy .
  • Kiểm tra khớp nối – phòng cháy chửa cháy.
  • Làm sạch động cơ.
  • Kiểm tra Hệ thống nạp bình.
  • Kiểm tra mực nước điện giải – tình trạng nước điện giải.
  • Kiem tra máy nạp bình – motor đề.
  • Kiểm tra mối nối – báo động và điều khiển.
  • Không được để dầu , nước chảy vào tủ điều khiển

ĐẦU PHÁT ĐIỆN

  • Kiểm tra trở lực không khí vào và ra – mối nối.
  • Kiểm tra hoạt động của đầu phát – Heater Strips.
  • Bôi mỡ vòng bi.
  • Làm sạch đầu phát.
  • Không được để dầu, nuớc chảy vào đầu phát điện

TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN & ĐỘNG LỰC

  • Kiểm tra công tắc Run / Auto – đo lường & đèn báo.
  • Kiểm tra mối nối điện – máy cắt & các bộ phận an toàn.
  • Kiểm tra tủ chuyển đảo điện & các bộ phận tự động.

QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

  • Thực hiện thử tải hoạt động.
  • Thực hiện thử tải đầu phát.
  • Kiểm tra dụng cụ sửa chữa.

4 :CÁC CÔNG VIỆC THƯỜNG XUYÊN PHẢI THỰC HIỆN

  1. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu :
    • Rò rỉ
    • Đường dầu và khớp nối
    • Cặn thùng dầu và lọc dầu
    • Ống thông hơi thùng dầu trung gian
  1. Kiểm tra hệ thống nhớt bôi trơn :
    • Rò rỉ
    • Áp lực nhớt
  1. Kiểm tra hệ thống làm mát :
    • Rò rỉ
    • Ngẽn ngẹt gió thổi qua két nước
    • Ống mềm và khớp nối
    • Tình trạng và độ căng dây curoa
    • Tình trạng cánh quạt gió
  1. Kiểm tra :
    • Bạc đạn gối đỡ cánh quạt
    • Giá đỡ mặt trước động cơ
    • Bạc đạn đầu phát
  1. Kiểm tra két nước :
    • Rò rỉ
    • Bên ngoài két nước
    • Kiểm tra hệ thống nạp khí :
    • Rò rỉ
    • Bộ báo nghẹt lọc gió
    • Ống cứng, ống mềm và khớp nối
  1. Kiểm tra hệ thống khí xả :
    • Độ ngẽn ngẹt khí xả
    • Rò rỉ
    • Ống cứng, ống mềm và khớp nối
  1. Kiểm tra phần liên kết động cơ :
    • Rung động không bình thường
    • Bánh quay giảm rung
    • Tiếng gõ lạ
    • Khe hở dọc trục khuỷu
    • Xiết chặt các loại bulông...
  1. Kiểm tra hệ thống điện :
    • Hệ thống sạc bình
    • Mực dung dịch điện môi và tỷ trọng
    • Dây curoa máy phát điện sạc bình
    • Đầu cảm biến tốc độ
    • Máy phát sạc bình
    • Máy khởi động điện
  1. Kiểm tra hệ thống cảnh báo và an toàn :
    • Nhiệt độ nước cao
    • Áp lực nhớt thấp
    • Mực nước thấp
    • Dừng khẩn cấp
    • Vượt tốc/ thấp tốc
    • Quá áp/ thấp áp
  1. Kiểm tra đầu phát điện chính :
    • Độ ngẽn ngẹt đường gió vào gió ra
    • Dây quấn và mối nối
    • Hệ thống kích từ
    • Cách điện cuộn dây chính và cuộn dây kích từ
  1. Kiểm tra MCCB chính
  2. Kiểm tra cáp điện phân phối và mối nối
  3. vệ sinh toàn bộ máy

LƯU Ý : Khi cần thiết xin liên hệ ngay với Phòng Bảo Hành Bảo Trì máy phát điện công

ty Thành Đạt :Mr.Thanh – DĐ :0909 302 855 để nhận được giải đáp và khắc phục kịp thời.

 

Gửi yêu cầu tư vấn

Sau khi nhận được yêu cầu tư vấn của quý khách, Quang Bình sẽ liên hệ sớm nhất có thể để tư vấn cho quý vị